VÌ SAO NGỒI SAI TƯ THẾ LẠI THOẢI MÁI?
Ngồi sai tư thế là một thói quen của nhiều người và ai cũng có thể ngồi sai theo cách của mình (tuỳ theo nghề nghiệp, thói quen và lứa tuổi) Theo như em tìm hiểu thì có 4 cách ngồi sai thường gặp:
1. Ngồi rướn cổ ra phía trước
Đối với người thường xuyên dùng điện thoại, máy tính và lái xe hơi, tư thế ngồi sai thường thấy là rướn cổ ra phía trước, hay còn gọi là “tech neck”. Để nhận biết tư thế này, hãy chú ý xem khi ngồi thì tai và vai của các anh có nằm trên cùng một đường thẳng dọc hay không. Nếu tai nằm phía trước đường thẳng đó thì mình đang ngồi sai tư thế.
2. NGỒI GÙ LƯNG
Ngồi gù lưng cũng là một thói quen khó bỏ của nhiều anh, đến mức thế ngồi này có hẳn một cái tên chính thức là kyphosis. Tư thế ngồi này thường gặp ở những người lớn tuổi, do cột sống của chúng ta sẽ ngày một yếu đi.
3. NGỒI DỰA LƯNG
Các anh/chị văn phòng ngồi nhiều hay làm việc trên máy tính hay mắc phải lỗi này. Đây là thế ngồi khi phần hông của mình dịch ra phía trước, còn lưng trên thì dựa sát vào ghế nhưng phần đốt sống cần được đỡ thì lại bị trống một khoảng, khiến cơ ở lưng đốt sống L1-L5 ko được nâng đỡ bị cứng và yếu dần.
4. Ngồi phẳng lưng
Khác với những tư thế trên, ngồi thẳng lưng lại chủ yếu do các yếu tố bẩm sinh hoặc do phẫu thuật. Đây là tư thế khi lưng thẳng, nhưng lại có chiều hướng nghiêng người về phía trước. Tư thế này sẽ khiến dễ mệt mỏi nếu phải đứng lâu.
VÌ SAO AI CŨNG THÍCH NGỒI SAI TƯ THẾ?
Những việc tốt thường không hề dễ dàng để thực hiện và ngồi đúng tư thế cũng vậy, vì nó yêu cầu cơ thể, các đốt sống phải làm việc nhiều hơn.
Ngồi sai tư thế khiến các cơ ở cổ và lưng của cơ thể hoạt động ít hơn, nhưng lại dồn áp lực vào xương và khớp trên cơ thể. Khi cơ bắp không phải hoạt động nhiều, cơ thể sẽ tự động cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn, khiến bản thân cảm thấy ngồi sai tư thế thật dễ chịu.
Khi ngồi hoặc đứng lâu, phần cơ bắp hỗ trợ cân bằng cột sống trước áp lực của cân nặng cơ thể và trọng lực sẽ dần mệt mỏi và không phát huy tốt tác dụng của mình nữa. Mất đi sự hỗ trợ này, tư thế của các anh sẽ tự động trở nên xiêu vẹo vì đã quá mệt mỏi, không còn sức ngồi đàng hoàng nữa. Tuy nhiên, sự thoải mái này chỉ là nhất thời.
Bên cạnh đó, thói quen xấu khá khó bỏ, đặc biệt là trong trường hợp này khi cơ thể đã bị đóng khung, quen với một tư thế ngồi nhất định. Công việc bận rộn đã khiến việc ngồi đúng tư thế không còn là ưu tiên. Càng ngồi một tư thế càng lâu, cơ thể càng hiểu rằng đây mới là cách ngồi đúng và hoàn toàn bình thường. Đồng thời, những tư thế ngồi đúng hơn lại khiến cơ thể mệt mỏi hay còn gây ra tình trạng đau nhức.
LÀM SAO ĐỂ NGỒI ĐÚNG TƯ THẾ?
Chúng ta thường nghe người lớn nói “Ngồi thẳng lưng lên!” khi thấy con cái trong nhà đang hơi ngả ngớn. Tuy nhiên, không thật sự có công thức chính xác nào cho một thế ngồi chuẩn cả!
Một tư thế chuẩn là khi giữ cơ thể thẳng khi nằm hoặc ngồi, mặc cho sự tác động của trọng lực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ có thế ngồi lưng thẳng đuột là đúng và phù hợp cho tất cả mọi người. Ví dụ như phụ nữ thường có một phần lõm lớn hơn ở giữa lưng, nên việc ngồi thẳng hoàn toàn sẽ khó khăn và không tự nhiên.
Vậy thì ngồi như thế nào mới không ảnh hưởng đến cột sống? Dù không giống nhau hoàn toàn, nhưng những tư thế ngồi chuẩn theo em tìm hiểu thì vẫn có một số điểm chung nhất định:
-
Không vắt chéo chân.
-
Bàn chân phải đặt trên một mặt phẳng, không để lơ lửng như là kê chân sẽ giúp chân có điểm tựa nếu bàn các anh cao quá.
-
Không rướn cổ về phía trước, chúi người sát vào màn hình máy tính.
-
Dựa lưng vào ghế, có thể sử dụng tựa cổ hoặc gối ở phần lưng dưới nếu cấu tạo của ghế không phù hợp.
-
Cứ 1-2 tiếng ngồi thì bỏ ra 10 phút để đứng lên đi lại giúp thư giãn gân cốt.
-
Đầu tư ghế phù hợp với cột sống nếu có điều kiện.
Cảm giác ngồi rướn cổ, chúi người… có thể sẽ không gây ra tác hại rõ rệt nào ngay lập tức, nhiều khi còn có thể rất thoải mái, nhưng hậu quả về sau thật sự nghiêm trọng và khó lường. Giống như nhiều thói quen khác, việc thay đổi không thể muốn là được ngay, nên các anh hãy kiên nhẫn và cố gắng từng chút một, đừng gây áp lực lên cột sống hay bản thân nha!
Nguồn: Tổng hợp.