Ergohome - Ghế công thái học chính hãng

Những yếu tố làm nên một chiếc ghế công thái học “xịn”

Truc Phan Wednesday, July, 2025

Ghế công thái học đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại hoặc không gian làm việc tại nhà. Tuy nhiên, giữa hàng trăm lựa chọn với đủ mẫu mã và mức giá, không dễ để phân biệt đâu là một chiếc ghế “xịn” thực sự có thể mang lại hiệu quả sử dụng rõ rệt và lâu dài.

Vậy một chiếc ghế công thái học chất lượng cao cần có những yếu tố nào? Liệu giá thành có nói lên tất cả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích từng thành phần cấu tạo và tiêu chuẩn cần có để đánh giá đúng một chiếc ghế công thái học đáng đầu tư.

Tại sao cần chọn và sử dụng ghế công thái học “xịn”?

Việc ngồi làm việc hàng giờ liền trước màn hình máy tính đã trở thành thói quen của hàng triệu người, đặc biệt là dân văn phòng và người làm việc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có một chiếc ghế hỗ trợ đúng tư thế, những hệ quả âm thầm như đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ, lệch vai hay mỏi cơ sẽ dần tích tụ theo thời gian. Đây là lý do ngày càng nhiều người tìm đến ghế công thái học như một giải pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chiếc ghế nào gắn mác “công thái học” cũng thật sự hiệu quả. Những mẫu ghế thiếu tính năng, vật liệu kém chất lượng hoặc thiết kế sai nguyên lý sẽ không đem lại sự hỗ trợ cần thiết. Trong khi đó, một chiếc ghế công thái học “xịn” được thiết kế chính xác, dùng vật liệu bền bỉ và mang lại cảm giác ngồi vững chắc sẽ giúp người dùng duy trì tư thế đúng, tăng sự tập trung, hạn chế mỏi mệt và kéo dài tuổi thọ xương khớp theo thời gian. Đây là một khoản chi vừa decor nội thất không gian, vừa đầu tư cho sức khỏe và hiệu suất làm việc bền vững.

Tư duy thiết kế công thái học đúng nghĩa

Cốt lõi của một chiếc ghế công thái học là khả năng hỗ trợ cơ thể người dùng một cách tối ưu nhất. Nhưng không phải ghế nào gắn mác “ergonomic” cũng thực sự được thiết kế dựa trên các nguyên lý công thái học chuẩn mực.

Tựa lưng ôm sát đường cong cột sống

Một chiếc ghế tốt phải có tựa lưng cong hình chữ S, ôm vừa vặn đường cong tự nhiên của cột sống. Phần này giúp phân tán lực đều khắp lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng dễ mỏi khi ngồi lâu. Tốt nhất, ghế nên có đệm hỗ trợ thắt lưng (lumbar support) hoặc phần nhô cong được thiết kế đúng vị trí, để bạn không bị trượt mông hay gù lưng khi làm việc.

Đệm ngồi hỗ trợ lưu thông máu và chống trượt

Phần đệm ngồi cần có độ nghiêng nhẹ về phía sau hoặc vát đều về phía trước, giúp giảm áp lực lên mặt sau đùi và hỗ trợ lưu thông máu. Chất liệu đệm phải có độ đàn hồi tốt, không lún sau thời gian sử dụng, đồng thời đủ rộng để người ngồi cảm thấy thoải mái nhưng không bị xô lệch tư thế.

Tựa đầu và kê tay linh hoạt theo dáng ngồi

Ghế công thái học chất lượng thường có tựa đầu điều chỉnh được độ cao và góc nghiêng, nâng đỡ cổ gáy để bạn không bị mỏi sau nhiều giờ làm việc. Kê tay nên là loại 2D, 3D hoặc 4D (tùy dòng ghế) cho phép điều chỉnh lên xuống, trái phải, xoay góc linh hoạt, giúp giảm căng thẳng ở vai và cổ tay khi gõ phím.

Tùy chỉnh vừa vặn với từng người

Mỗi người có một dáng ngồi, chiều cao và cân nặng khác nhau, nên một chiếc ghế “xịn” phải điều chỉnh được để phù hợp với bạn.

Điều chỉnh độ cao ghế và độ sâu đệm ngồi

Chiều cao đệm ngồi phải điều chỉnh được trong khoảng tiêu chuẩn 43–53 cm để phù hợp với người cao từ 1m55 đến 1m80. Ngoài ra, một số ghế cao cấp còn có thể điều chỉnh độ sâu đệm (seat depth) giúp người cao có phần đùi được đỡ trọn vẹn mà không bị hẫng đùi khi ngồi.

Góc ngả linh hoạt, có thể khóa ở nhiều mức

Ghế công thái học cao cấp thường cho phép lưng ngả sâu từ 110 đến 135 độ và có thể khóa ở nhiều góc độ khác nhau. Cơ chế ngả cần mượt, không gắt, giúp người dùng thư giãn giữa giờ hoặc chuyển tư thế mà không bị “giật ngược” mất kiểm soát.

Tùy chỉnh lực căng lưng theo trọng lượng cơ thể 

Tùy theo cân nặng, mỗi người cần một mức lực khác nhau để tựa lưng hoặc ngả ghế. Ghế “xịn” sẽ có núm chỉnh lực căng (tension adjuster), giúp kiểm soát độ bật lưng theo ý muốn. Đây là yếu tố thường bị bỏ qua ở các dòng ghế phổ thông.

Chất liệu cao cấp – bền, thoáng và thân thiện với da

Một chiếc ghế công thái học chất lượng không chỉ đẹp ở thiết kế mà còn phải được cấu thành từ vật liệu tốt. Chất liệu ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chịu tải, sự thoáng khí và cảm giác khi sử dụng lâu dài.

Khung ghế chắc chắn

So với khung nhựa, khung nhôm hoặc khung thép mang lại độ ổn định cao hơn, khả năng chịu tải tốt hơn và tuổi thọ dài hơn. Ghế “xịn” luôn có cảm giác chắc chắn, không rung lắc khi ngồi hoặc khi điều chỉnh tư thế.

Lưng lưới thoáng khí

Lưng lưới chất lượng cao giúp bạn không bị nóng lưng, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Lưới tốt sẽ co giãn nhẹ, ôm lưng êm ái, tạo cảm giác “ôm” lưng thay vì bị ép vào cột sống như lưới kém chất lượng.

Đệm ngồi bằng mút lạnh hoặc đệm PU đàn hồi cao

Đệm ghế nên có độ dày vừa đủ, không bị xẹp sau vài tháng sử dụng. Mút lạnh hoặc đệm PU có khả năng giữ form tốt, giúp nâng đỡ phần hông và đùi hiệu quả hơn, giảm cảm giác mỏi khi ngồi trong thời gian dài.

Cảm giác sử dụng thực tế: vững – êm – dễ dùng

Bên cạnh các tính năng sử dụng quan trọng, khi chọn ghế, người dùng cũng phải chú ý đến cảm giác thoải mái, chắc chắn khi ngồi lên. Ngay khi ngồi xuống, bạn phải cảm nhận được độ vững chãi, không rung lắc, không chao đảo, không có cảm giác “lỏng lẻo”. Càng sử dụng lâu, cảm giác ổn định này càng trở nên quan trọng để duy trì sự an tâm khi làm việc.

Các bộ phận chuyển động như bánh xe, cần ngả hay cơ cấu điều chỉnh độ cao đều phải trơn tru, không phát ra âm thanh cọt kẹt hoặc bị kẹt cứng sau thời gian sử dụng. Đặc biệt, cơ cấu nghiêng (mechanism) - quyết định độ mượt của thao tác ngả lưng - nếu được hoàn thiện tốt sẽ giúp người dùng thoải mái điều chỉnh tư thế suốt nhiều năm. Ngoài ra, thao tác điều chỉnh trên ghế nên đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi nhiều sức lực. Những núm vặn hoặc cần gạt được bố trí hợp lý sẽ giúp ai cũng có thể sử dụng linh hoạt mà không cần nhờ đến kỹ thuật viên hay đọc hướng dẫn phức tạp.

Lời kết

Trên thị trường hiện nay, không khó để tìm thấy những chiếc ghế công thái học có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Nhưng một chiếc ghế “xịn” thực sự không chỉ nằm ở mức giá cao mà nằm ở trải nghiệm người dùng. Một chiếc ghế công thái học đúng nghĩa phải có thiết kế chuẩn công thái học, khả năng điều chỉnh linh hoạt, chất liệu bền và mang lại cảm giác ngồi thoải mái, dễ dùng trong thời gian dài. Khi hội tụ đủ các yếu tố đó, chiếc ghế chắc chắn sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sức khỏe và hiệu suất làm việc của bạn.
 

Tags: ergohome ergohome.vn ghế butterfly ghế cho dân văn phòng ghế công thái học ghế ergonomic ghế văn phòng Gtchair
Bạn đang xem: Những yếu tố làm nên một chiếc ghế công thái học “xịn”
Bài trước
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

zalo zalo